Hoa đậu biếc có màu gì? Khi nhắc đến hoa đậu biếc, hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tâm trí của nhiều người là màu xanh tím đậm, vừa huyền bí, vừa quyến rũ. Đây là màu sắc chủ đạo của loài hoa này trong tự nhiên. Cánh hoa thường có màu xanh lam đậm, pha tím, đôi khi ánh nhẹ sang tím than hoặc tím biếc tùy vào điều kiện đất trồng và thời điểm nở hoa. Sắc xanh tím này không chỉ thu hút ánh nhìn mà còn mang đến cảm giác dịu nhẹ, thanh mát, rất dễ chịu cho người ngắm.
Khi nhắc đến hoa đậu biếc, hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tâm trí của nhiều người là màu xanh tím đậm
Một trong những đặc điểm thú vị của hoa đậu biếc là màu của nó có thể thay đổi tùy theo độ pH của môi trường tiếp xúc. Chính nhờ tính chất này mà loài hoa này được ứng dụng rất nhiều trong ẩm thực, làm trà hoặc tạo màu tự nhiên cho món ăn. Trong môi trường trung tính (như nước lọc thông thường), hoa cho màu xanh lam đậm. Nhưng nếu nhỏ thêm vài giọt chanh (axit), màu sẽ chuyển sang tím hồng hoặc hồng ánh đỏ. Ngược lại, nếu pha với dung dịch kiềm như nước tro bếp hay baking soda, màu sẽ ngả sang xanh ngọc hoặc xanh lơ.
Sắc xanh tím nổi bật của hoa đậu biếc đến từ nhóm hợp chất có tên là anthocyanin, một loại flavonoid có trong nhiều loại thực vật. Tuy nhiên, trong hoa đậu biếc, anthocyanin tồn tại ở mức độ rất cao, đặc biệt là delphinidin-3,5-glucoside, thành phần chính tạo nên sắc tố lam-tím đặc trưng. Đây cũng là chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi gốc tự do và được ứng dụng trong ngành dược, mỹ phẩm và thực phẩm sạch.
Khi gặp môi trường axit hoặc kiềm, cấu trúc hóa học của anthocyanin thay đổi, dẫn đến sự biến đổi màu sắc. Chính vì điều đó, hoa đậu biếc được coi là một chỉ thị pH tự nhiên. Trong các lớp học hóa học, cánh hoa đậu biếc thường được dùng để minh họa cho hiện tượng thay đổi màu theo độ pH, một cách học trực quan, sinh động và an toàn.
Khi gặp môi trường axit hoặc kiềm, cấu trúc hóa học của anthocyanin thay đổi, dẫn đến sự biến đổi màu sắc.
Hoa đậu biếc có khả năng đổi màu độc đáo tùy thuộc vào độ pH của môi trường mà nó tiếp xúc. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách tạo ra từng màu phổ biến từ hoa đậu biếc.
Màu xanh lam đậm (màu gốc): Để giữ màu xanh lam hoặc tím than nguyên bản của hoa đậu biếc, bạn chỉ cần pha hoa khô với nước nóng tinh khiết ở nhiệt độ khoảng 70–80°C. Nước nên có độ pH trung tính, không thêm bất kỳ nguyên liệu nào. Đây là màu gốc đẹp nhất và thường dùng để làm trà hoặc nhuộm xôi.
Màu tím hoặc hồng tím: Khi bạn nhỏ vài giọt nước cốt chanh, cam, giấm táo hoặc bất kỳ chất có tính axit nào vào nước hoa đậu biếc, màu nước sẽ lập tức chuyển từ xanh lam sang tím nhạt, rồi hồng tím. Càng nhiều axit, màu càng ngả dần sang hồng.
Màu đỏ hồng: Nếu tiếp tục tăng độ axit bằng cách cho thêm chanh hoặc giấm, màu hồng sẽ trở nên đậm hơn và chuyển sang đỏ hồng. Màu này rất đẹp và thường được ứng dụng trong các loại trà trái cây lạnh hoặc thạch có vị chua.
Hoa đậu biếc có khả năng đổi màu độc đáo tùy thuộc vào độ pH của môi trường mà nó tiếp xúc.
Màu xanh lơ hoặc xanh ngọc: Ngược lại, nếu bạn cho vào dung dịch một ít baking soda hoặc nước kiềm nhẹ, màu nước sẽ chuyển thành xanh lơ hoặc xanh ngọc, mang sắc lạnh và trong trẻo. Tùy lượng kiềm, màu có thể đậm hoặc nhạt.
Màu vàng nhạt: Kbbhi độ kiềm tăng cao (ví dụ dùng nhiều nước vôi trong hoặc tro bếp), dung dịch hoa đậu biếc sẽ đổi sang màu vàng nhạt hoặc vàng ánh nâu. Tuy nhiên, nên thử từ từ vì màu này dễ bị đục nếu nước không sạch.
Sự biến đổi màu sắc của hoa đậu biếc không chỉ thú vị mà còn hoàn toàn tự nhiên, an toàn và giàu tính ứng dụng trong thực phẩm, nghệ thuật và giáo dục.
Ngoài màu xanh tím phổ biến, hiện nay có một số giống hoa đậu biếc màu trắng, được lai tạo hoặc phát hiện trong tự nhiên với tỉ lệ hiếm. Mặc dù không có sắc tố anthocyanin đậm như giống xanh tím, nhưng hoa đậu biếc trắng lại mang vẻ đẹp thuần khiết, tinh khôi và được nhiều người ưa chuộng làm cảnh hoặc sử dụng trong phong thủy. Tuy nhiên, do không chứa anthocyanin nên giống hoa này không có khả năng tạo màu như đậu biếc tím truyền thống.
Hiện nay có một số giống hoa đậu biếc màu trắng, được lai tạo hoặc phát hiện trong tự nhiên với tỉ lệ hiếm
Ngoài màu sắc, hình dạng cánh hoa cũng tạo nên sự đa dạng thị giác. Các giống hoa đậu biếc kép nhiều cánh thường có màu sắc đậm hơn, lớp cánh dày tạo chiều sâu, dễ hấp dẫn thị giác. Cánh hoa có thể cuộn xoắn nhẹ, tạo nên hiệu ứng màu đặc biệt, khi ánh sáng chiếu vào từng lớp cánh, màu tím, xanh có thể phản chiếu khác nhau, trông như một bức tranh sống động chuyển sắc.
Các giống hoa đậu biếc kép nhiều cánh thường có màu sắc đậm hơn, lớp cánh dày tạo chiều sâu, dễ hấp dẫn thị giác.
Với khả năng đổi màu linh hoạt và độ an toàn cao, hoa đậu biếc được dùng rộng rãi để tạo màu cho xôi, bánh, thạch, trà, sữa hạt… Màu sắc từ hoa đậu biếc không gây độc, không bị mất đi khi nấu chín và cũng không gây dị ứng, là lựa chọn lý tưởng cho các sản phẩm cần màu tự nhiên, nhất là trong các bữa tiệc hoặc món ăn truyền thống.
Không chỉ mang lại màu sắc đẹp mắt, anthocyanin trong hoa đậu biếc còn có tác dụng chống lão hóa, tăng độ đàn hồi da. Vì vậy, các thương hiệu mỹ phẩm và thực phẩm chức năng đã đưa sắc tố này vào thành phần của mặt nạ, serum, hoặc nước hoa hồng,... Màu lam tím tự nhiên tạo cảm giác sang trọng, an toàn và gần gũi với thiên nhiên.
Bộ sản phẩm chăm sóc da từ hoa đậu biếc HERBARIO
>>>Mua sản phẩm chăm sóc da thuần chay từ hoa đậu biếc Herbario tại đây
Màu sắc dịu dàng của hoa đậu biếc đã nhiều lần đi vào thi ca, hội họa và thiết kế thời trang. Nhiều nhà thơ Việt đã dùng màu hoa đậu biếc để diễn tả sự u buồn, nỗi nhớ hoặc tình yêu sâu sắc. Trong thiết kế, gam xanh tím này tạo ra cảm giác độc đáo, nổi bật nhưng vẫn giữ nét mềm mại, thích hợp với các bộ sưu tập mang hơi hướng thiên nhiên, thuần khiết.
Trong nghiên cứu khoa học, màu từ hoa đậu biếc được sử dụng làm chất chỉ thị sinh học, thay thế cho các phẩm màu hóa học trong các phản ứng, sản phẩm dược, hoặc nghiên cứu môi trường. Điều này không chỉ giúp tăng độ an toàn mà còn giảm thiểu tác động đến sức khỏe và hệ sinh thái.